Quản lý dự án BIM trong ngành xây dựng sẽ giúp tối ưu tiến độ và hiệu suất ngành xây dựng. Theo dõi bài viết dưới đây để khám phá cách tích hợp BIM, quản lý dự án hiệu quả với công cụ quản lý mạnh mẽ.

Quản lý dự án BIM có những lợi ích gì?

Mô hình BIM có ảnh hưởng nhiều đến việc tăng năng suất chung, cùng với nhiều hiệu quả khác trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng. Những lợi ích chính mà mô hình BIM sẽ mang lại cho người làm quản lý dự án như sau:

  • Quản lý truyền thông: Tài liệu được sử dụng trực quan sẽ cải thiện được sự hợp tác giữa các bên tham gia trong dự án. Các bên trong dự án sẽ chia sẻ hiểu biết và làm việc cùng nhau để cải thiện kết quả dự án, giúp đưa ra quyết định chính xác hơn. Cung cấp báo cáo cho dự án theo từng thời điểm thực, giúp cho đối tác hiểu rõ công việc, khách hàng tin tưởng vào sản phẩm.
  • Quản lý chi phí: Tăng sự chính xác của dự toán công trình, sử dụng vật liệu thiết bị tối ưu, giảm bớt rủi ro dự án, kiểm soát tốt tiến độ, chất lượng và khối lượng, kế hoạch tài chính,… giúp giảm bớt chi phí dự án, tăng hiệu quả trong quản lý chi phí tổng thể.
  • Quản lý chất lượng: Mô hình BIM giúp chất lượng công trình dự án tốt hơn. Việc quản lý dự án xây dựng sẽ được cải thiện, chất lượng công trình hoàn thành tốt hơn.
  • Quản lý tiến độ dự án: Lập và quản lý kế hoạch công trình tốt hơn là một trong những ưu điểm của quản lý dự án BIM. Giúp tăng năng suất trong giai đoạn thi công, giảm bớt thời gian lãng phí, tối ưu kế hoạch vật tư, cấu kiện, thiết bị và đảm bảo tiến độ các giai đoạn trong dự án xây dựng.
  • Quản lý sự thay đổi: Việc tích hợp nhiều kế hoạch khác nhau từ các thành viên trong cùng một hệ thống sẽ cho phép việc phát hiện xung đột tức thời, nhanh chóng thống nhất nội dung kỹ thuật, xử lý đồng bộ và kịp thời với những thay đổi trong dự án, hạn chế được phát sinh trong quá trình dự án được triển khai.

Thực hiện quản lý dự án BIM

Với mô hình BIM, các nhóm và chuyên gia có thể tận dụng kinh nghiệm vì lợi ích của dự án, ngay cả những nhóm chuyên gia đã bị rời khỏi quy trình đó. Mặc dù mô hình BIM là hệ thống các phần mềm nhưng quy trình còn quan trọng hơn.

Tất cả các thành viên tham gia trong dự án, không chỉ người quản lý cần hiểu rõ các lợi ích mà mô hình BIM mang lại. Điều này sẽ làm thay đổi thái độ và phương pháp mà các nhóm làm việc cùng nhau, nhờ đó sẽ đạt được hiệu quả cao hơn và sáng hơn.

Công nghệ ngày càng phát triển và được tích hợp vào mô hình BIM như chức năng quét laser có thể cung cấp các thông tin chính xác về môi trường trực tiếp, đồng thời dữ liệu đó có thể được nhập vào mô hình để hoạt động như thông số đầu vào của khảo sát thiết kế, công cụ giám sát từ xa cho tiến độ thi công trong xây dựng. Các mô hình vật thể 3D trong BIM trở thành tiêu chuẩn để điều khiển thi công xây dựng kết cấu.

Mặc dù động lực chính của mô hình BIM là sự cộng tác và giao tiếp giữa các nhóm làm việc, nhưng cần có người quản lý dự án hiểu các lợi ích và khả năng, tiềm năng để vận hành BIM đạt hiệu quả tốt nhất.

Người quản lý dự án có thể truyền tải mọi thông tin về những thay đổi kèm theo việc triển khai, vận hành và quản lý dự án BIM, điều chỉnh phương pháp sử dụng mô hình BIM phù hợp theo nhiều tình huống khác nhau.

Một số trở ngại trong quản lý dự án BIM

Mô hình BIM tạo ra quy trình làm việc tổng thể và liên tục, người quản lý dự án cần đạt được các mục tiêu này vì họ sử dụng các thủ tục và quy định để thiết lập môi trường làm việc chung có lợi cho tất cả các bên liên quan trong dự án.

Người thiết kế dùng mô hình BIM tạo ra mô hình khả thi để thi công, người quản lý dự án cần đưa ra các dự toán chính xác, người giám sát sử dụng để đảm bảo được các yếu tố chất lượng, an toàn và tiết độ nhanh chóng cho dự án xây dựng. Với người quản lý dự án thì cần phải đảm bảo rằng các công trình được tạo ra đạt được kết quả tối ưu trong bài toán kiểm soát dự án tổng thể.

Trong quá trình thi công xây dựng dự án cần phải có sự phối hợp của các bên liên quan và điều chỉnh phát sinh tăng giảm thực tế. Sự khác biệt giữa BIM trong giai đoạn thiết kế và giai đoạn triển khai thực tế sẽ được các nhà quản lý dự án lường trước để giải quyết phù hợp, thường gồm có: mục tiêu, kế hoạch chi tiết và chuỗi cung ứng xác định.

Có thể nói đến ba vấn đề quan trọng mà các nhà quản lý dự án BIM thường gặp trong quá trình tích hợp mô hình:

  • Mức độ áp dụng BIM: Cần xem xét cẩn cẩn thận để áp dụng cấp độ mô hình BIM phù hợp với dự án, nếu sự lựa chọn không phù hợp thì sẽ dẫn đến các thành viên đề nghị loại bỏ hoàn toàn mô hình BIM.
  • Tầm nhìn phát triển dự án: Sau khi quyết định cách triển khai tiếp cận mô hình BIM, cần tạo ra tầm nhìn phù hợp về việc triển khai mô hình gồm có các mục tiêu trên toàn đơn vị, quy trình sẽ được chuyển đổi, thực hiện lộ trình dự kiến của các thay đổi.
  • Hình thức triển khai dự án BIM: Cần có sự thống nhất của các bộ phận trong dự án, từ lãnh đạo đến nhân viên thực hiện triển khai BIM. Nếu sự đề xuất chỉ đến từ một trong hai phía thì nguy cơ thất bại sẽ rất cao. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý tuân thủ đầy đủ lộ trình áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng dự án.

Khả năng của BIM rất lớn và bao trùm cả các giai đoạn của công tác quản lý dự án. Hiểu rõ cách thức hoạt động của mô hình BIM và phạm vi khả năng của nó. Hy vọng với những thông tin về quản lý dự án BIM mà BIM Center chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách làm việc với mô hình BIM.