Giới thiệu tổng quan tiêu chuẩn BIM ISO19650
- Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố hai tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về Mô hình thông tin công trình (BIM) được ghi chú bên dưới với các mã tham chiếu tại Vương quốc Anh.
- BS EN ISO 19650 – 1 Tổ chức thông tin các công việc xây dựng – Quản lý thông tin sử dụng mô hình thông tin công trình – Phần 1: Khái niệm và nguyên tắc.
- BS EN ISO 19650 – 2 Tổ chức thông tin các công việc xây dựng – Quản lý thông tin sử dụng Mô hình thông tin công trình – Phần 2: Giai đoạn phân phối tài sản.
- Hai tiêu chuẩn ISO 19650 này thay thế BS1192:2007 + A2: 2016 (nguyên tắc) và PAS1192 phần 2 (giai đoạn chuyển giao vốn). Các nguyên tắc của cả BS EN ISO 19650-1 và 2 được thiết lập dựa trên các tiêu chuẩn của Vương quốc Anh về quản lý thông tin bằng BIM và sẽ được nhận dạng đối với những người đã sử dụng BS 1192 và PAS 1192-2. BS EN ISO 19650 về cơ bản là quốc tế hóa mô hình UK BIM L2 và bao gồm tất cả các nguyên tắc và yêu cầu cấp cao tương tự với nội dung cụ thể của Vương quốc Anh có trong phụ lục Quốc gia.
- ISO 19650 đề cập đến các giai đoạn trưởng thành của quản lý thông tin tương tự và kỹ thuật số, so với ISO hiện tại hỗ trợ dựa trên cách tiếp cận hợp tác. Ở Anh, chúng tôi vẫn sẽ coi là tương đương với BIM cấp 2.
Đối tượng tham gia khóa học và các vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện áp dụng BIM
1. Những người có trách nhiệm quản lý nhà nước trong ngành xây dựng
- Chưa biết nhiệm vụ và vai trò của mình trong quyết định số 258/QĐ-TTg
- Những nội dung cần phải được bồi dưỡng để thực hiện quyết định trên
- Cơ quan của mình cần phải chuẩn bị gì để thực hiện quyết định trên.
- Làm thế nào để tiến hành chuyển đổi số cho ngành xây dựng.
2. Những người thuộc bên A (chủ đầu tư)
- Chưa có cơ sở để xác định được yêu cầu của mình đối với một dự án
- Làm sao kiểm soát được chi phí xây dựng của một dự án từ thiết kế sơ bộ cho đến khi thi công đưa vào sử dụng.
- Làm sao lưu giữ và khai thác những thông tin để phục vụ yêu cầu quản lý tài sản
- Làm sao quản lý được tiến độ đầu tư vốn cho một dự án.
3. Những người thuộc ban quản lý dự án (QLTK, QLDA chủ đầu tư)
- Vai trò và trách nhiệm của ban quản lý dự án khi thực hiện quyết định số 258/QĐ-TTg
- Những nội dung cần phải được bồi dưỡng để thực hiện quyết định trên
- Công ty của mình có cần phải chuẩn bị gì để thực hiện quyết định trên.
4. Đối với chủ nhiệm và chủ trì thiết kế gặp những vấn đề sau (BIM manager, BIM coordination)
- Chưa đủ thời gian để đi học cách sử dụng phần mềm BIM tool như phần mềm Revit, Archicad, Tekla... nên không thể quản lý được chất lượng sản phẩm do người trực tiếp sử dụng các BIM tool tạo ra sản phẩm
- Chưa biết cách thiết lập một kế hoạch thiết kế, cho một dự án – chủ nhiệm hay một bộ môn – chủ trì, với Bim tool (Revit, Archicad, Tekla...)
- Không quản lý được sản phẩm trong quá trình thiết kế, thi công và vận hành.
5. Những người đang trực tiếp sử dụng BIM tool để thiết kế.( BIM Modeler)
- Các vấn đề tồn đọng đã lâu ngày của ngành xây dựng (trễ tiến độ, làm việc ngoài giờ liên tục, …) vẫn không giải quyết được.
- Chưa hiểu tại sao phải sử dụng những công cụ BIM tool?
- Cơ sở lý luận để thiết lập được các công trình mẫu (Project Template) chuyên ngành
- Không biết cách làm việc như thế nào là phù hợp với BIM tool (Revit, Archicad, Tekla)
6. Những người trong các công ty thi công
- Ngoài lợi ích dùng hình vẽ 3D để công nhân hiểu được bản vẽ một cách nhanh và chính xác hơn cũng như tính toán khối lượng thì còn gì nữa không? Những kiểm soát các phát sinh ngoài công trường
- Những nội dung cần phải bồi dưỡng để chất lượng công việc là gì?
- Thi công một dự án từ vốn ngân sách nên xử lý như thế nào?
Chương trình học BIM được thiết kế với mục đích đào tạo ứng dụng BIM vào việc lập dự án, thiết kế, quản lý thiết kế và khai triển hồ sơ thiết kế kỹ thuật các bộ môn. Trong quá trình học, học viên không những được đào tạo nắm bắt được các quy trình và biểu mẫu BIM theo ISO -19650 mà còn được hướng dẫn những kiến thức chuyên ngành, kỹ năng làm việc thực tiễn. Phân tích và đưa ra hướng giải quyết những tình huống cần và nên tránh trong công việc thực tiễn sau khi vào dự án.
Vai trò và nhiệm vụ:
- Đọc, hiểu, nắm vững được các yêu cầu trong Hồ sơ yêu cầu thông tin (EIR) được cung cấp bởi Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án. Xây dựng được Kế hoạch triển khai BIM (BEP) cho đơn vị của mình.
- Quản lý việc tạo lập hồ sơ thiết kế các bộ môn liên quan đến dự án và công việc của đơn vị mình. Hướng dẫn chung và giám sát quá trình thiết kế, tạo lập mô hình và các bản vẽ kỹ thuật. Thiết lập và quản lý hồ sơ trên Môi trường trao đổi dữ liệu chung CDE. Thiết lập các Template chung cho dự án: Thiết lập dự án từ ban đầu với các yêu cầu trong Kế hoạch triển khai BIM, đưa ra các phương thức về việc chia nhỏ mô hình và phân phối chúng dựa trên yêu cầu của thiết kế và xây dựng, vị trí địa lý.
- Quản lý mô hình và quản trị đảm bảo duy trì cơ sở dữ liệu BIM: Đảm bảo các dự án tuân theo tiêu chuẩn, đảm bảo mô hình được thực hiện đúng.
- Thực hiện dẫn đầu các cuộc họp điều phối, phối hợp giữa các bộ môn và các bên liên quan: Điều phối không gian các bộ môn, thu thập tất cả các mô hình BIM và thể hiện các đầu việc phối hợp.
- Thu thập các va chạm và giải quyết các xung đột: Hướng dẫn các bộ môn về việc tận dụng các công cụ thực hiện xác định các xung đột dựa trên nguyên tắc của các yêu cầu kỹ thuật để chủ động xây dựng và thiết kế thông minh.
- Phê duyệt các dữ liệu thư viện BIM được phát triển: Phối hợp với các thành viên khác và các bên liên quan trong việc xem xét và điều chỉnh hồ sơ, mô hình.
- Hỗ trợ các thành viên BIM khác trong việc triển khai mẫu các dự án cụ thể và đảm bảo sự tuân thủ của nhóm thiết kế. Tạo môi trường làm việc hợp lý cho các thành viên trong mỗi bộ môn nhằm đạt được mục tiêu BIM tối đa.
- Chủ đầu tư, quản lý dự án
- Tư vấn thiết kế, tư vấn quản lý dự án
- Tổng thầu thi công, nhà thầu thi công
- Giám đốc thiết kế, giám đốc công trường, chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế
- Kiến trúc sư, kỹ sư, dự toán trong lĩnh vực xây dựng tòa nhà… có trên 05 năm kinh nghiệm
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN BIM THEO HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ
Thời gian: 6 tuần – 18 buổi – 45 giờ
Thời gian học: 19h00 - 21h00 thứ 2,4,6 hàng tuần.
Hình thức học: Trực tuyến
Giảng viên: NGUYỄN PHƯỚC THIỆN
Tiêu chí đánh giá học viên:
- Chuyên cần: 18/18 buổi
- Thái độ học tập:
Luôn luôn trả lời câu hỏi của người dạy (1đ)
Phản biện đúng nội dung được cung cấp (3đ)
Nêu thắc mắc về nội dung được cung cấp (2đ)
Làm bài tập thực hành mỗi buổi học (theo số điểm mỗi bài)
Chỉ được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học khi:
- Chuyên cần: 16/18 buổi
- Thái độ học tập: ít nhất 45 điểm
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH: |
Bài 1: Những hiểu biết căn bản |
Mục đích: Bước đầu nâng cao những hiểu biết của người học để có thể tiếp thu tốt toàn bộ nội dung của khóa học. |
1. Kỹ thuật làm việc với BIM
2. Mấu chốt và quy trình áp dụng BIM của ISO 19650 3. Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến BIM 4. BIM với BuildingSMART Để đạt được mục tiêu: 1. 5W+1H 2. Golden Circle 3. RASE 4. IFC và MVD 5. Thông tin hình học và thông tin mẫu tự số |
Bài 2: Những khác biệt cần nhận biết |
Mục đích: Thấu hiểu được sự khác biệt của Việt Nam so với tiêu chuẩn quốc tế về BIM để điều chỉnh lại cách tiến hành áp dụng BIM cho đúng. |
1. Mục đích áp dụng BIM
2. Tổ chức bộ máy áp dụng và vận hành BIM trong một dự án 3. Sự khác biệt giữa BIM của trước và sau 2018 về thông tin 4. Sự khác biệt về các giai đoạn một dự án theo BIM Để đạt được mục tiêu: 1. BIM Management với BIM Coordination 2. Apointment với project 3. BIM trước 2018 và sau 2018 |
Bài 3: BIM với những thông tin cần thiết |
Mục đích: Xác định thông tin cần thiết cho một sự án tòa nhà và tài sản số. |
1. Tham khảo quy trình làm việc của Hội Kiến Trúc Sư Hoàng Gia Anh (RIBA) với BIM
2. ISO 9001 với chất lượng sản phẩm 3. Thông tin cần thiết 4. Mô hình thông tin dự án và mô hình thông tin tài sản với tài sản số và chuyển đổi số Để đạt được mục tiêu: 1. Kỳ vọng đầu tư (Business Case) 2. PDCA cho BIM 3. OIR - PIR - AIR - EIR 4. Vai trò của quản lý nhà nước trong BIM |
Bài 4: ISO 19650-2:2018 với ISO 12911:2023 |
Mục đích: Biết được cách xử lý các yêu cầu cần phải kiểm tra và nghiệm thu các kết quả trong quá trình áp dụng BIM. |
1. Khái quát
2. Framework và RASE với BEP 3. Framework và RASE với EIR 4. Framework và RASE với TIDP Để đạt được mục tiêu: 1. Technical Specification cho BIM 2. Kế hoạch thực hiện BIM (BEP) 3. Kế hoạch chuyển giao thông tin chi tiết (TIDP) |
Bài 5: BIM với hệ thống phân loại |
Mục đích: Tìm hiểu vai trò của công việc phân loại và vận dụng OminiClass khi áp dụng BIM tại Việt Nam. |
1. Những tiêu chuẩn quốc tế liên quan để phân loại
2. Hệ thống phân loại OmniClass của Hoa Kỳ 3. Vận dụng OmniClass để thiết lập quy ước đặt tên Để đạt được mục tiêu: 1. Cấu trúc hình thành một dự án để có được tài sản số 2. Biết được cách vận dụng 15 bảng trong hệ thống phân loại của OmniClass cho một dự án tòa nhà theo BIM tại Việt Nam. 3. Một đề nghị về quy ước đặt tên cho nhiều đối tượng và mục tiêu để sử dụng khi áp dụng BIM ở Việt Nam. |
Bài 6: Quy trình sử dụng CDE |
Mục đích: Thấu hiểu được vai trò của Môi trường dữ liệu nguồn nhằm áp dụng chúng vào vòng đời của một công trình. |
1. Nguyên lý
2. Quy trình và giải pháp 3. Thực hành tạo lập và sử dụng CDE Để đạt được mục tiêu: 1. Gói thông tin - Infformation Container 2. Thông tin mẫu tự số - Alphanumerical Information 3. Cách cấu trúc đề nghị cho các loại CDE |
Bài 7: Cấp độ cần thiết của thông tin |
Mục đích: Để biết được khối lượng thông tin nào là đúng và đủ tại từng thời điểm phải ra quyết định trong suốt quá trình thực hiện dự án. |
1. Vai trò của Level of Information need
2. Phân tích nội dung của ISO 7817-1:2024 3. Vận dụng vào thực tế Để đạt được mục tiêu: 1. Phương pháp để xác định 2. Các công việc chi tiết cần phải thực hiện |
CÁC CÔNG ĐOẠN TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ THÔNG TIN
I. Bên khai thác đánh giá và xác định nhu cầu II. Bên khai thác chuẩn bị để lựa chọn đối tác cho mỗi thỏa thuận III. Các đối tác chứng minh năng lực thực hiện thỏa thuận IV. Hiệp thương V. Chuẩn bị sản xuất thông tin cho thỏa thuận VI. Hợp tác sản xuất thông tin VII. Chuyển giao mô hình thông tin VIII. Kết thúc dự án/giao đoạn chuyển giao |
Bài 8: Những công việc trong công đoạn thứ nhất |
Mục đích: Căn cứ vào các kiến thức đã học được từ đầu để thấu hiểu và áp dụng các công việc cần thiết. |
1. Phân tích RIBA Plan of Works 2020
2. Mục đích các bước 3. Phân tích từng công việc của mỗi bước Để đạt được mục tiêu: 1. Xác định được yêu cầu của dự án theo 5W+1H 2. Hiểu biết được những văn bản mà một dự án cần phải có theo thông lệ Quốc tế |
Bài 9: Những công việc trong công đoạn thứ hai |
Mục đích: Căn cứ vào các kiến thức đã học được từ đầu để thấu hiểu và áp dụng các công việc cần thiết. Đặc biệt là áp dụng EIR cho từng thỏa thuận. |
1. Mục đích của công đoạn
2. Nội dung của các bước 3. EIR cho các đối tác với RASE 4. Thực hiện của các công việc trong mỗi bước Để đạt được mục tiêu: 1. Vận dụng ISO vào công đoạn thứ hai. 2. Hiểu được những yêu cầu mà bên mua thông tin và sản phẩm vật lý cho một dự án 3. Tổ chức nhân sự cho công đoạn này. |
Bài 10: EIR cần phải sản xuất |
Mục đích: Căn cứ vào EIR của bên nhận yêu cầu để thiết lập các EIR chi tiết mà bên giao phải thực hiện |
1. Khái quát về BEP
2. BEP với ISO 12911 3. EIR với ISO 12911 Để đạt được mục tiêu: 1. Nâng cao khả năng sử dụng ISO 12911:2023 2. Hiểu được tính tầng bậc của các công việc khi áp dụng BIM |
Bài 11: Những công việc trong công đoạn thứ ba |
Mục đích: Hiểu rõ để thực hành các công việc trong các bước nhằm có thể trở thành đối tác có tiềm năng nhất của một thỏa thuận hay một chuỗi cung ứng. |
1. Tổng quan về công đoạn 3
2. Phân tích công việc của từng bước 3. Thực hành phân tích công việc của một bộ môn theo ISO 12911 Để đạt được mục tiêu: 1. Framework trong thực hành 2. RASE trong thực hành 3. Quản lý rủi ro |
Bài 12: Thiết lập một kế hoạch |
Mục đích: Để đảm bảo chất lượng thông tin cần phải thiết lập kế hoạch và không ngừng cải tiến. |
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp thiết lập một kế hoạch cho BIM
2. Thực hành thiết lập một kế hoạch Để đạt được mục tiêu: 1. Framework 2. RASE |
Bài 13: Những công việc trong công đoạn thứ tư |
Mục đích: Hiểu rõ để thực hành các công việc trong các bước nhằm có thể trở thành đối tác chính thức của một thỏa thuận hay một chuỗi cung ứng. |
1. Mục đích của công đoạn thứ tư
2. Phân tích các công việc trong từng bước 3. Sử dụng RASE để thiết lập một kế hoạch chi tiết cho chuyển giao thông tin. Để đạt được mục tiêu: 1. Bất đối xứng thông tin 2. TIDP và MIDP 3. TIDP với RASE và Framework |
Bài 14: Những công việc trong công đoạn thứ năm |
Mục đích: Hiểu rõ để thực hành các công việc trong các bước nhằm chuẩn bị cho công đoạn tạo lập thông tin theo TIDP và MIDP |
1. Công việc của các bước
2. Hiểu biết về IFC để tạo lập thông tin mẫu tự số Để đạt được mục tiêu: 1. Nội dung và tổ chức của IFC 2. Sử dụng IFC trong các công cụ tạo lập và quản lý thông tin |
Bài 15: BIM với biều đồ MacLeamy |
Mục đích: Thấu hiểu để áp dụng biểu đồ MacLeamy khi áp dụng BIM |
1. Vận dụng biểu đồ MacLeamy vào quy hoạch chi phí
2. Specification của Hoa Kỳ 3. Specification với BIM Việt Nam Để đạt được mục tiêu: 1. Quy hoạch chi phí - Cost Plan 2. Specification 3. SectionFormat 4. PageFormat |
Bài 16: Những công việc của công đoạn thứ sáu |
Mục đích: Thấu hiểu để thực hành các công việc trong các bước theo hướng nguyên lý của các công cụ phải sử dụng trong quá trình áp dụng BIM cho một dự án tòa nhà. |
1. Công việc của các bước
2. Nguyên lý của BIM Tools với tạo lập và quản lý thông tin Để đạt được mục tiêu: 1. Các nguyên lý để tạo lập thông tin theo BIM 2. Vai trò của IFC quản lý thông tin theo BIM |
Bài 17: Công việc của hai công đoạn cuối |
Mục đích: Thấu hiểu để thực hành các công việc trong các bước để tài sản số được hình thành dần dần qua các giai đoạn thực hiện dự án |
1. Các công việc trong công đoạn thứ 7
2. Các công việc trong công đoạn thứ 8 3. Trao đổi thông tin Để đạt được mục tiêu: 1. Phương pháp kiểm tra và nghiệm thu thông tin 2. Quản lý các thay đổi nội dung của thông tin khi có sự điều chỉnh hay bổ sung EIR |
Bài 18: Tính bền vững của thông tin |
Mục đích: Thấu hiểu thực hành để đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững của không chỉ cho tài sản thực mà còn cả tài sản số. |
1. Khái quát về ISO 22014:2024
2. Nguyên lý 3. Cụ thể hóa Để đạt được mục tiêu: 1. Phân loại các thông tin cần bền vững 2. Phương pháp tiến hành. |
Hướng dẫn đăng ký học
Đăng ký khóa học qua link: https://forms.gle/6QrGLdHqgMq4pqqc6
Hotline: 0911.255.138
Email: bimcenter@pointgroup.vn