Việc quản lý thông tin dự án làm sao cho hiệu quả luôn là vấn đề mà nhiều nhà quản lý phải đau đầu. Mô hình Point Cloud mà một công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp, hiệu quả cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mô hình này trong bài viết dưới đây nhé.
Những điều cần biết về điểm đám mây ( Point Cloud)
Điểm đám mây được hiểu đơn giản là một tập hợp bao gồm nhiều điểm dữ liệu nhỏ. Những điểm nhỏ này được lưu trữ trong không gian 3 chiều, với các tọa độ X, Y và Z. Mỗi một điểm trong điểm đám mây là đặc trưng cho một phần của bề mặt của một vị trí nhất định. Các điểm đám mây thường được các kiến trúc sư xem là những điểm pixel trong một hình ảnh.
Các điểm đám mây liên kết với nhau tạo ra một mô hình 3D để mô tả được dự án xây dựng. Chính vì mỗi một điểm đám mây mang một thông tin khác nhau nên nếu đám mây của bạn càng dày thì thông tin về dự án của bạn sẽ càng chi tiết và được hiển thị rõ nét trên hình ảnh 3D.
Việc tạo dựng và sử dụng điểm đám mây hiện nay vẫn còn là một khái niệm mới với nhiều người. Bạn cần phác thảo, hình dung được những mục tiêu bạn muốn đạt được khi sử dụng điểm đám mây, từ đó bạn sẽ xây dựng được đám mây thông tin của mình, đồng thời sử dụng có hiệu quả mô hình. Sử dụng thành thạo điểm đám mây sẽ giúp bạn bao quát được toàn bộ thông tin dự án.
Cách tạo dựng mô hình điểm đám mây
Câu hỏi về việc tạo lập một mô hình điểm đám mây chắc đang làm khó nhiều người bởi những đám mây điểm này có quá nhiều chi tiết nhỏ. Giải pháp cho vấn đề này chính là sử dụng máy quét laser. Với tia laser, bạn có thể chọn một môi trường để quét, máy laser sẽ ghi lại các điểm dữ liệu của môi trường hiển thị trên bề mặt.
Sau khi quét được đám mây điểm, bạn tiến hành nhập các thông tin vừa quét được vào phần mềm mô hình, tiến hành sửa đổi thông tin để chính xác hơn. Sau đó để tạo lập mô hình 3D thì bạn cần phải xuất dữ liệu sang hệ thống thiết kế như CAD hoặc xây dựng mô hình BIM.
Khảo sát điểm đám mây bằng phép đo quang
Phép đo quang là một phương pháp thường được sử dụng để tạo ra các mô hình đám mây điểm. Một máy bay không người lái sẽ được sử dụng để quét hình ảnh của công trường. Máy ảnh sẽ chụp nhiều hình ảnh với các góc độ khác nhau để có thể nắm rõ các chi tiết, mô hình điểm đám mây được tạo ra sau này cũng có độ chính xác cao hơn. Tất cả các hình ảnh chụp được sau đó đều được đưa vào phần mềm chuyên nghiệp để xử lý.
Bằng cách xếp chồng, ghép các hình ảnh lại mà bạn có thể tạo lưới 3D, phát triển một point cloud. Quá trình tái tạo bề mặt mô hình bằng cách làm đầy những khoảng trống bằng việc bổ sung thêm dữ liệu hình ảnh. Chính vì vậy, càng nhiều hình ảnh thì càng tạo lập được nhiều điểm dữ liệu, mô hình tạo ra càng hoàn chỉnh.
Viễn thám bằng LIDAR
Viễn thám trái ngược với các phép đo quang, bạn cần sử dụng các phương tiện máy bay không người lái để nghiên cứu địa điểm làm việc và xây dựng mô hình thông tin trên thời gian thực tế. Viễn thám thường sử dụng LIDAR để quét, sử dụng ánh sáng hồng ngoại để đo khoảng cách. Các máy quét này có khả năng phát ra tới 100.000 xung mỗi một giây, đem lại độ chính xác cực kỳ cao.
Sau khi tạo được đám mây điểm LIDAR, bạn vẫn cần chuyển đổi và phát triển dữ liệu thành mô hình 3D. Cần chọn đúng phần cứng LIDAR để gắn vào máy bay không người lái để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Những lợi ích của việc sử dụng mô hình điểm đám mây
Các nhà quản lý hiện nay đều đang ưa chuộng sử dụng mô hình điểm đám mây bởi những lợi ích mà nó đem lại cực lớn. Một số hiệu quả mà mô hình này mang lại là:
Hiệu quả làm việc cực cao
Việc tải ảnh lên điểm đám mây giúp cho việc tổ chức dữ liệu đơn giản hơn, tránh được những rắc rối khi phân chia điểm bằng cách thủ công. Phần mềm sẽ giúp bạn làm được những công việc mà trước đây bạn phải tốn hàng giờ đồng hồ để làm. Thời gian được rút ngắn thì sẽ đẩy nhanh được tiến độ của những giai đoạn sau, dự án hoàn thành nhanh hơn.
Việc sử dụng máy bay không người lái để thu thập hình ảnh giúp quét được một lượng lớn hình ảnh trong thời gian ngắn, số lượng lớn các điểm sẽ được ghi trong cùng một lúc, tăng hiệu suất làm việc.
Dữ liệu có độ chính xác cao
Dù là phép đo quang hay laser thì đều cho ra kết quả các điểm dữ liệu nhanh chóng và độ chính xác cao. Lidar trên mặt đất thì độ chính xác đến từng mm, lidar trên không thì độ chính xác từ 1cm – 30cm. Không chỉ vậy, tia laser còn có khả năng xuyên qua các thảm thực vật để tổng hợp hình ảnh chi tiết hơn.
LIDAR thường được kết hợp cùng GPS để đảm bảo mỗi hình ảnh thu được đi kèm với thông tin vị trí chính xác.
Tiết kiệm chi phí
Độ chính xác từ việc sử dụng mô hình điểm đám mây sẽ giúp bạn lập dự toán chính xác dựa trên thông tin chi tiết của mô hình. Tránh việc vượt ngân sách, giảm thiểu những sai lầm tốn kém và tránh được việc phát sinh chi phí. Sử dụng công nghệ giúp các nhà thầu giảm chi phí thuê nhân công, tiết kiệm thời gian trong giai đoạn ban đầu của công trình.
Chính xác trong từng chi tiết sẽ giúp dự án của bạn hoàn thành tốt hơn, tăng sự tin tưởng từ khách hàng. Điều này giúp nâng cao được danh tiếng của công ty, đem lại những hợp đồng mới nhiều lợi nhuận hơn, mở rộng phạm vi kinh doanh của công ty.
Việc sử dụng mô hình point cloud không phải là mới nhưng vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Tại BIM Center hiện nay đang có đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Nếu bạn đang có thắc mắc cần giải đáp về mô hình point cloud thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.