BIM cho chế biến trước và xây dựng mô đun là giải pháp tiên tiến và tiết kiệm thời gian cho các công trình. Đặc biệt là trong bối cảnh các dự án đang đối mặt với các thách thức về thời gian, chi phí và tài nguyên.

Tìm hiểu công nghệ chế biến trước và xây dựng mô đun

Xây dựng kiểu mô đun là thực hiện chế tạo trước các thành phần cấu kiện trong nhà xưởng rồi mới chuyển nó đến địa điểm xây dựng và thực hiện lắp ráp để tạo thành một công trình. Phương pháp này mang lại hiệu quả rõ rệt cho công tác xây dựng cầu đường, một số hạng mục chế tạo trước trong nhà máy như kết cấu thép, bê tông, dầm cầu,…

Lợi ích của phương pháp này rất nhiều. Đầu tiên là lợi ích về tốc độ, giải pháp này sẽ giúp làm giảm thời gian xây dựng xuống khoảng 30-50%. So với xây dựng truyền thống cần phải đúc từng đốt dầm, xong đốt này mới làm đến đốt kia với cấu trúc hẫng,… Cầu lắp hẫng xây dựng kiểu mô đun, khi hoàn thiện phần dầm này thì phần dầm khác đang được xây dựng ở một địa điểm khác. Thời gian thực hiện xây dựng nhanh hơn có nghĩa khả năng thanh toán sẽ nhanh hơn, giúp tạo ra lợi thế về dòng tiền.

Theo thời gian, công nghệ xây dựng dạng mô đun cũng sẽ làm giảm chi phí. Quy trình sản xuất thực hiện lặp lại có nghĩa là đã tiết kiệm được một phần chi phí. Không phải các công trình đều thực hiện giống nhau nhưng sẽ có nhiều điểm tương đồng. Bạn chỉ cần thực hiện lặp đi lặp lại các công việc tương tự thì hiệu quả công việc cao hơn và như vậy đồng nghĩa với việc giảm chi phí.

Một lợi thế đặc biệt có thể nhắc đến là vấn đề lao động. Trong các đô thị, nhà thầu khó có thể tìm kiếm được những công nhân lành nghề. Khi công nghiệp hóa việc xây dựng thì đòi hỏi phải có nguồn cung lao động dồi dào. Sử dụng lao động không lành nghề, chưa qua đào tạo trong nhà máy sẽ hơn nhiều so với việc đưa họ ra công trường xây dựng ngổn ngang.

Ứng dụng BIM trong xây dựng công trình

Thuật ngữ BIM (Mô hình thông tin công trình) đã xuất hiện vào những năm đầu của thập kỷ 70. BIM là công nghệ đột phá trong công nghiệp xây dựng giúp hạn chế công tác thiết kế – thi công và vận hành truyền thống.

Công nghệ BIM sử dụng một mô hình thống nhất, nơi tất cả các bên liên quan trong dự án xây dựng cùng làm việc: khởi tạo dự án, phân tích, lưu trữ và trích xuất dữ liệu phục vụ cho toàn bộ vòng đời dự án.

Cụ thể mô hình xây dựng được đề cập ở đây là mô hình ba chiều (hình học 3D) được gắn dữ liệu thông tin phi hình học). Mô hình BIM sẽ thể hiện tất cả các mối liên hệ trong không gian giữa các cấu kiện và thông số kích thước, cấu tạo, vật liệu, số lượng các bộ phận công trình. Ngoài ra, nó còn giúp thể hiện toàn bộ vòng đời của công trình xây dựng từ khi lập dự án, thiết kế, thi công và vận hành.

Toàn bộ dữ liệu được gắn trong mô hình dự án một cách thống nhất với liên kết chặt chẽ. Nhờ liên kết này mà khi dự án có sự thay đổi được phê duyệt và đưa vào mô hình thì tất cả bản vẽ và các thông tin liên quan trong dự án sẽ được cập nhật nhanh chóng một cách hoàn toàn tự động. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, mô hình BIM như được tiếp thêm sức mạnh cho việc triển khai BIM đơn giản và hiệu quả hơn. Việc triển khai mô hình BIM ngày càng đơn giản và hiệu quả hơn.

BIM cho chế biến trước và xây dựng mô đun có lợi ích gì?

Việc triển khai BIM cho chế biến trước và xây dựng mô đun cho công trình xây dựng nói chung hay công trình cầu nối đem lại nhiều lợi ích:

  • Tăng sự giao tiếp giữa hình ảnh 3D với tất cả các bên liên quan để đưa ra quyết định nhanh chóng, tối ưu trong quá trình thiết kế xây dựng.
  • Cải thiện chất lượng dự án bằng cách tạo lập chính xác bản vẽ thi công từ mô hình 3D và cũng có thể được sử dụng để tạo tiền chế.
  • Chế biến trước và xây dựng mô đun sẽ giúp sử dụng nhân lực tốt và chất lượng hơn hơn, giúp giảm chi phí dự án.
  • Việc đánh giá trước xây dựng và chế tạo giúp sử dụng nguồn nhân lực tốt hơn, chất lượng tốt và giảm bớt chi phí.
  • Bản thống kê khối lượng và bản vẽ thi công kết hợp với hình ảnh 3D cho phép quan sát và hỗ trợ trong việc xem xét, lập kế hoạch và giám sát dự án.

Áp dụng BIM cho chế biến trước và xây dựng mô-đun trong trường hợp nào?

Phương pháp này có thể sử dụng cho bất kỳ loại công trình nào, miễn là dự án phải được hình thành và thiết kế theo mô hình này. Trong một vài trường hợp thì lựa chọn thay thế cho các phương pháp truyền thống cũng có hiệu quả hơn.

Với các dự án mà yếu tố thời gian và không gian có hạn thì xây dựng mô đun là tình huống nan giải. Ví dụ, ở châu u, những khu đô thị thường bị hạn chế bởi đường phố và nhiều công trình khác, vì vậy mà phương pháp xây dựng truyền thống (sử dụng vật liệu và nhân công tại chỗ trong thời gian dài) có thể gặp khó khăn.

Vì vậy, phương pháp xây dựng mô đun sẽ giúp giải quyết các khó khăn này khi chỉ cần sử dụng một cần trục và ít nhân công để lắp đặt công trình trong thời gian ngắn, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm và tiếng ồn trong khu vực chật hẹp.

Yêu cầu kỹ thuật cụ thể

Xây dựng công trình theo phương pháp truyền thống có thể được thay đổi thiết kế trong quá trình thi công, nhưng việc này thường gây ra sự chậm trễ. Trong khi đó, xây dựng mô đun sẽ yêu cầu các chuyên gia thiết kế, kiến trúc sư hoàn thành công việc trước.

Trong quá trình này xây dựng mô-đun, cấu trúc mô-đun bền vững sẽ sử dụng công nghệ BIM tiên tiến để đánh giá hiệu suất năng lượng và xác định các biện pháp giúp tiết kiệm chi phí nhất. Sau đó những thiết kế này được chuyển cho nhà sản xuất để thực hiện chế tạo và công nghiệp hóa.

Các tòa nhà mô đun được xây dựng theo quy cách như những tòa nhà truyền thống và gần như không thể phân biệt hai kiểu công trình này. Từ nhà ở cho các gia đình đến những tòa văn phòng nhiều tầng, phương pháp này có thể áp dụng cho mọi dự án.

BIM cho chế biến trước và xây dựng mô-đun là sự kết hợp hoàn hảo trong các dự án xây dựng. Phương pháp này mang đến nhiều lợi ích cho các dự án và tiết kiệm chi phí tối ưu. Theo dõi BIM Center để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.